NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.
PHẦN 3 : MỘT VÀI ĐIỀU CẦN LÀM KHI LẬP NGHĨA TRANG DÒNG HỌ.
7/ XÂY DỰNG HÀNG RÀO VÀ THIẾT KẾ TỔNG QUÁT TOÀN BỘ CHO CÁC ĐỜI DỰ KIẾN.
Khi chúng ta đã có một cuộc đất dùng để đặt nghĩa trang cho dòng họ rồi, việc tất yếu chúng ta phải có quy hoạch cho phần mộ các đời và dựng hàng rào xung quanh cuộc đất để không bị người khác lấn chiếm. Hàng rào thường được xây dựng với độ cao từ 1,2 - 1,5 m. Không nên xây thấp quá sẽ bị trâu bò tràn vào, cũng không nên xây quá cao sẽ ảnh hưởng tới Khí mạch vận chuyển. Không nên xây hàng rào kín mít mà chúng ta nên đặt những hoa gió hoặc con tiện trên chiều dài của hàng rào cho thông thoáng khí. Khi phân gianh giới các đời cần theo thứ tự các đời từ trước đến sau theo chiều dài của khu Huyệt mộ. Thường khi quy hoạch nghĩa trang có khoảng 3-4 đời trước và 4-5 đời sau. Mỗi đời làm thành một hàng và giữa các đời nên giật cấp để bao giờ đời trước cũng ở cao hơn đời sau khoảng 5-10 cm tùy địa hình. Khi đặt mộ, theo nguyên tắc Nam tả - Nữ hữu. Nếu là hai vợ chồng thì đặt chồng bên trái, vợ bên phải nếu nhìn ra cổng.
Phía đầu khu mộ người ta xây một cái nhà nhỏ có mái để thờ cúng . Nhà này nằm chính giữa đầu khu đất và có mái che . Tùy điều kiện kinh tế gia đình mà trang trí khu thờ cúng, nhưng nhất thiết phải có một bàn thờ xây áp lưng vào tường sau và phải có bài vị của dòng họ cùng bát hương chung cho cả dòng họ đặt chính giữa bàn thờ. Ngoài ra hai bên ban thờ thường có đôi câu đối ca tụng công đức của những người quá vãng. Hai bên thành của nhà thờ cúng nên xây thành hai tay ngai ( Thanh Long - Bạch hổ ), thường người ta lượn khúc này thành hình Tam sơn hay Ngũ nhạc. Ở phía đối diện với nhà thờ cúng ( phía cuối nghĩa trang ) người ta xây cổng vào.Cổng hàng rào thường làm bằng sắt khóa lại cho người ngoài , trẻ trâu hoặc trâu bò vào phá. Chốt cổng hay làm phía sát đất để khi mở cổng, người ta phải cúi xuống, tỏ ý thành kính các bậc tiền nhân. Hai trụ cổng thường gắn đôi sư tử hoặc Nghê đá để trấn giữ. Lưu ý, sư tử hay nghê đá phải là một cặp đực , cái. Con được thường dẫn trên quả cầu, đặt bên Thanh Long ( phía tay trái nếu từ trong nhìn ra ) , con cái thường dẫm lên một con con đặt bên Bạch hổ ( phía tay phải nếu từ trong nhìn ra ). Xung quanh khu nghĩa trang người ta thường trồng trầu cau, cây hoa Đại ( Xứ ), trúc cảnh...Không nên trồng những cây có rễ đâm sâu và cây cổ thụ phòng trường hợp rễ cây đâm xuyên xuống quan tài hay tiểu.
Hướng của nghĩa trang dòng họ không phải tính theo tuổi của một người nào dù cho đó có là mộ Tổ đi chăng nữa. Hướng chính của nghĩa trang phải xác định theo Loan đầu, tức là theo bố cục của cuộc đất. Tất cả các mộ trong nghĩa trang đều phải lấy theo một hướng nhất định theo Loan đầu.
Tính theo Thủy Pháp : Thủy chủ về tài lộc, Sơn chủ về Nhân đinh. Thủy pháp cần quan tâm đến Minh đường và Thủy khẩu. Phần này cần hiểu rõ cách tính Bát diệu thủy pháp và Tam hợp ngũ hành.
Trước hết phải nhận biết chính xác các khu vực của Minh Đường ( bao gồm Nội Minh đường, Trung Minh đường và Ngoại Minh đường ) . Đó chính là khoảng đất có nước tụ nằm trước mặt Huyệt. Yêu cầu đối với Minh Đường là : Nội Minh đường chỉ cần một chỗ trũng, khi có mưa mới có nước; Trung Minh đường bắt buộc lúc nào cũng phải có nước , phải gọn gàng, gần, hẹp và kín gió và thường chỉ đủ cho một người nằm nghiêng; Ngoại Minh đường phải rộng rãi, khoan thai , phẳng hoặc hơi lõm một chút.
BÁT DIỆU THỦY PHÁP :
* 3 sơn : Sửu , Cấn , Dần - Tham lang quản cục * Càn , Giáp = Càn.
* 3 sơn : Bính, Ngọ, Đinh - Cự Môn quản cục * Tý , Thìn, Thân , Quý = Khảm.
* 3 sơn : Mùi , Khôn , Thân - Lộc tồn quản cục * Dần, Ngọ, Tuất , Nhâm = Ly.
* 3 sơn : Giáp , Mão , Ất - Văn Khúc quản cục # Tỵ, Dậu, Sửu, Đinh = Đoài.
* 3 sơn Canh, Dậu , Tân - Liêm trinh quản cục # Hợi, Mão, Mùi, Canh = Chấn.
* 3 sơn Nhâm , Tý , Quý - Vũ khúc quản cục # Cấn , Bính = Cấn.
* 3 sơn : Tuất, Càn , Hợi - Phá quân quản cục # Tốn , Tân = Tốn.
* 3 sơn : Thìn , Tốn , Tỵ - Phụ bật quản cục * Khôn , Ất = Khôn.
( Dấu * là dương, dấu # là âm ).
Đặt La kinh vào tâm Huyệt ta điểm Huyệt. Một người đóng một cái cọc vào đầu Long nhập thủ, đóng một cọc vào tâm của Minh đường. Kéo dây từ tâm của Minh đường qua tâm của La kinh để biết hướng Minh đường đi qua tâm của La kinh là hướng gì ? Hướng của Minh đường thường không phải hướng của Huyệt. Sau đó căng dây từ Long nhập thủ đi qua tâm của La kinh để biết hướng của Long nhập thủ ( Đi qua chữ gì của La kinh ta gọi là hướng của Long nhập thủ theo chữ đó ).
Cách tính : Lấy Long nhập thủ theo Bát diệu quản cục.
Ví dụ : Hướng Long nhập thủ là Tị , thì sao Phụ bật quản cục, thuộc Mộc - Tốn. Tị là âm Long nên khi biến chạy ngược chiều kim đồng hồ.
Sau 12 lần biến tới cung Hợi là Phá quân quản cục nên Minh đường này hung.
Mục đích của bát diệu thủy pháp và Tam hợp ngũ hành là để tìm sao quản cục của Long nhập thủ và tìm sao quản cục của cung Minh đường.
Trên hình này có 5 vòng :
* Vòng 5 ngoài cùng để xác định âm, dương từng cung.
* Vòng 4 là quẻ của từng cung theo Tam hợp ngũ hành.
* Vòng 3 là Trên của 24 cung.
* Vòng 2 Tên của Bát diệu Thủy pháp quản cục.
* Vòng 1 là tên quẻ theo Bát diệu thủy pháp
a/ Vòng 4 là Tam hợp ngũ hành :
* Long + Thân , Tý , Thìn , Quý => Thủy quẻ = Khảm.
* Long + Dần , Ngọ , Tuất, Nhâm => Hỏa quẻ = Ly.
* Long - Tỵ, Dậu, Sửu, Đinh => - Kim quẻ = Đoài.
* Long - Hợi , Mão, Mùi, Canh => + Mộc quẻ = Chấn.
* Long + Càn, Giáp => + Kim quẻ = + Càn.
* Long - Cấn, Bính => + Thổ quẻ = Cấn.
* Long + Khôn, Ất => - Thổ quẻ = Khôn.
* Long - Tốn, Tân => - Mộc quẻ = Tốn.
b/ Vòng 2 - Tên của Bát diệu thủy pháp quản cục.
* Tham lang + Mộc quẻ = Chấn , ký hiệu Mộc //.
* Phụ bật - Mộc quẻ = Tốn , ký hiệu Mộc //.
* Cự môn + Thổ quẻ = Cấn , ký hiệu Thổ #.
* Lộc tồn - Thổ quẻ = Khôn, ký hiệu Thổ #.
* Vũ khúc + Kim quẻ = Càn, ký hiệu 0.
* Phá quân - Kim quẻ = Đoài , ký hiệu 0.
* Văn khúc , Thủy Quẻ = Khảm , ký hiệu *.
* Liêm trinh , Hỏa quẻ = Ly, ký hiệu ^_ ( Tam giác ).
c/ Công thức tìm sao quản cục :
Nếu biến hào sơ => Liêm trinh ^_ Ly.
Nếu biến hào 2 => Vũ khúc +0 Càn.
Nếu biến hào 3=> Văn khúc * Ly.
Nếu biến hào 1+ 2 = > Phá quân -0 Đoài.
Nếu biến hào 1+3 = > Tham lang +//.
Nếu biến hào 2+3 => Lộc tồn - # , Khôn.
Nếu biến hào 1+2+3 = > Cự môn +#.Cấn.
Không biến => Phụ bật -// Tốn.
Phép tính như sau : Đặt la kinh ở Huyệt mộ nhìn về Long nhập thủ xem ở trên cung nào của La kinh Dương 0 hay âm *.
Đặt La kinh ở Huyệt mộ nhìn về cọc tiêu của Minh đường xem Minh đường ở cung nào trên La kinh. Sau đó ta lưu ý là âm * thì chuyển nghịch, là dương 0 thì chuyển thuận.
Khi được Long nhập thủ rồi , ta xem cung đó thuộc sao nào quản cung ( Bát diệu thủy pháp tại vòng 2 ) , lấy sao đó làm quẻ quản cung để tiến hành phối với từng quẻ( ở vòng 4 - Tam hợp ngũ hành ). Quẻ này so với quẻ quản cung thì biến ở những hào nào , lúc này ta đối chiếu với công thức " Nhất biến trọng vi phu" để tìm ra quẻ quản cung mới. Cứ như vậy ta liên tục biến đến Minh đường và sẽ có kết quả : Long nhập thủ cát hay hung, Minh đường cát hay hung.
( dienbatn chỉ xin chép sơ sơ một chút về cách tính để các bạn có thể hình dung - Muốn hiểu cụ thể cho thuần thục thì chỉ có cách ....kiếm thày mà học ) .
Ý NGHĨA CỦA BÁT DIỆU THỦY PHÁP .
1/ Phụ bật : Phụ bật thủy bản cục nếu hợp cách chủ sinh ra người hiếu thuận, con cháu nhiều đời được phú quý , vinh hoa, con trai có thể làm phò mã, nữ có thể là cung phi hay những bậc mệnh phụ phu nhân. Phụ bật thủy bản cục nếu hợp cách còn chủ về sinh con trí tuệ, thông kim bát cổ, hài cốt được sạch sẽ, mát mẻ.Phụ bật thủy bản cục nếu không hợp cách mang đến thoái bại, trong họ thường sinh ra người yểu mệnh , cô quả.
2/ Vũ khúc : Vũ khúc Thủy quản cục nếu hợp cách, sinh người thanh tú đỗ đạt cao , phú quý song toàn , con cháu đời sau nhiều người làm quan to, có danh tiếng, nếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì rất giầu có , thành đạt, phú gia địch quốc. Vũ khúc Thủy quản cục nếu hợp cách , nếu khai quật hài cốt sẽ thấy một sợi dây tơ hồng quấn bọc quanh quan tài . Lúc đó là mả phát . Nếu là hung phát ( Mả kết ) , phát một đời , nếu bốc lên là hỏng. Cát phát ( sau khi an táng ), có thể di chuyển đến vị trí khác .
Vũ khúc Thủy quản cục nếu bất hợp cách thì gia đình có nhiều tai họa, có người tha phương cầu thực, giảm thọ, hay gặp những chuyện thị phi, tranh chấp đến đổ máu.
3/ Phá quân : Phá quân là một đại hung tinh. Phá quân Thủy quản cục nếu hợp cách chủ về quan quyền , thường là hàng võ tướng nếu không cũng là những người có chức phận , cận kề bậc nguyên thủ nhưng cuộc đời cũng nhiều phen chìm nổi , thăng trầm, phát không bền lâu.
Phá quân Thủy quản cục nếu không hợp cách chủ sinh ra người tính tình hung bạo, khát máu, hoặc sinh ra người câm điếc , thể chất yếu nhược, chết yểu, con cháu tản mát tài sản hao tán, hay gặp chuyện kiện cáo ra công đường. Phá quân Thủy quản cục nếu không hợp cách hài cốt thường bị đen, hư hỏng, thường có mối , kiến hoặc rễ cây đâm vào trong quan tài.
4/ Liêm trinh : Liêm trinh Hỏa tinh quản cục, nếu hợp cách cũng được tốt lành, chủ phú quý vinh hoa, phát được một đời mà không trọn vẹn, thường là phát võ liêm khiết, thẳng thắn . Nếu trong họ có người làm nên thì sẽ có người chết yểu hay phá sản.
Liêm trinh Hỏa tinh quản cục nếu không hợp cách chủ về phá phách, tai họa, ốm đau , bệnh tật triền miên. Thường sinh ra con cháu cuồng bạo , thường bị chết thảm như sét đánh, hổ vồ, chết cháy. Liêm trinh Hỏa tinh quản cục nếu không hợp cách thì hài cốt thường bị ngấm bùn đất , bị chuột, rắn đào bới .
5/ Tham lang : Tham lang Mộc tinh quản cục, nếu hợp cách thì cũng đại cát lợi, phát nhiều chi , chủ sinh người thông minh dĩnh ngộ, hiếu thuận. Tham lang cũng phát về điền sản, phát văn, đỗ đạt cao, thành quan văn. Tham lang Mộc tinh quản cục, nếu hợp cách thì hài cốt sạch sẽ, khô ráo, xương thường có tuyết màu hơi xanh.
Tham lang Mộc tinh quản cục, nếu hợp không cách thì chủ ốm đau, bệnh tật , thường sinh ra người chơi bời , dâm đãng, rươu chè, cớ bạc, trai gái. Nếu có gia sản để lại thì cũng tàn phá hết.
6/ Cự môn : Cự môn Thủy quản cục, nếu hợp cách thì sinh ra người trung hậu , thọ trường, chủ phát phúc sinh quý tử , thần đồng, con cháu đời đời vinh hiển, thường làm nghề ngoại giao, tư pháp , chủ yếu do điền địa tạo ra, ăn nói rõ ràng khúc triết.
Cự môn Thủy quản cục, nếu không hợp cách thì chủ con cháu pha1ba5i, ly hương, hay sinh ra tăng ni, đạo sĩ. Hài cốt kém khí, khô mủn , xương bị vàng.
7/ Lộc tồn : Lộc tồn Thủy quản cục, nếu hợp cách thì chủ phú quý vinh hoa, tuy nhiên thường phát về chi trưởng và không bên. Lộc tồn Thủy quản cục, nếu không hợp cách thì thoái bại, chủ sinh ra người tính tình ngoan cố hành vị cuồng vọng, tha hương, hay bị khiếm khuyết , tàn tật. Con cháu khó khăn , nghèo đói. Lộc tồn Thủy quản cục, nếu không hợp cách thìhài cốt kém, bị bùn nước hoặc bi trôi, lật.
8/ Văn khúc : Văn khúc Thủy tinh quản cục nếu hợp cách thì cũng cát lợi, chủ sinh người thông minh , cơ trí, tài lộc hưng vượng, nhiều điền sản, tuy vậy hay ốm đau bệnh tật, thể chất yếu, hay sinh con gái.
Văn khúc Thủy tinh quản cục nếu không hợp cách thì chủ sinh người xảo trá, đa dâm, rượu chè, cờ bạc tiền của hao tán, gia nghiệp khánh kiệt, trong họ có nhiều người mắc bệnh điên cuồng, hoặc bỏ nhà đi lang thang .
Văn khúc Thủy tinh quản cục nếu không hợp cách thì hài cốt ngoài 20 năm đã bị mục nát.
HỢP CÁCH VÀ BẤT HỢP CÁCH : Ta phải so sánh 3 mối quan hệ.1/ Âm - Dương : Dương Long đi với dương Thủy tạo thành Dương Hướng.
Âm Long đi với Âm Thủy tạo thành Âm Hướng.
24 sơn Long nhập thủ chia ra thuận nghịch .
Dương : Ly - Khôn - Càn - Khảm.
Âm : Cấn - Chấn - Tốn - Đoài.
2/ Ngũ hành : So sánh Long với Bát diệu quản cục Minh đường. Long mà sinh cho Minh đường là tốt nhất.
( Tương sinh, tương hòa ).
3/ Trường sinh Thủy pháp :
Long có 5 cuộc. Thủy có 4 cuộc ( không có Thổ cuộc ).
* Hỏa cuộc Thủy Long : Nếu ngồi trước Huyệt vị , mặt hướng về phía trước , nếu thấy Thủy phóng vào phía Bắc , tức là phóng về 6 sơn : Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm , Tý thì đối cung là phương Nam tức Hỏa cuộc Long.
Nếu thấy nước chảy từ phải qua trái sang đằng trước mặt rồi tiêu ra chữ Tân, Tuất trên La kinh là Dương Thủy của Hỏa cuộc. Lấy Bính làm quản cục.
Nếu nước chảy từ trái sang phải qua trước mặt , rồi tiêu ra chư Tân, Tuất trên La kinh là Âm Hỏa cuộc Long.
* Thủy cuộc Long : Nếu ngồi trước Huyệt vị , mặt hướng về phía trước ( hướng về Minh đường ) mà thấy Thủy phóng về phía Nam - Tức là phóng về 6 sơn : Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính thì đối cung là phương Bắc tức là Thủy cuộc Long. Nếu nước chảy từ trái sang phải qua trước mặt , rồi tiêu ra chữ Ất - Thìn trên La kinh là Âm Thủy cuộc Long, lấy Tân quản cục.
* Kim Long cuộc : Nếu ngồi trước Huyệt vị , mặt hướng về phía trước ( hướng về Minh đường ) mà thấy Thủy phóng về phía Đông - Tức là 6 sơn : Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão thì đối cung là Tây tức là Kim cuộc.Nếu thấy nước chảy từ phải qua trái sang đằng trước mặt rồi tiêu ra chữ Quý - Sửu thì là Dương Kim cuộc, lấy Canh quản cục .Nếu nước chảy từ trái sang phải qua trước mặt , rồi tiêu ra chữ Quý- Sửu là Âm Kim cuộc, lấy Đinh quản cục.
* Mộc cuộc Long : Nếu ngồi trước Huyệt vị , mặt hướng về phía trước ( hướng về Minh đường ) mà thấy Thủy phóng về phía Tây - Tức 6 sơn : Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu thì cung đối là Đông tức Mộc cuộc Long. Nếu thấy nước chảy từ phải qua trái sang đằng trước mặt rồi tiêu ra chữ Đinh - Mùi là Dương Mộc cuộc , lấy Giáp quản cục. Nếu nước chảy từ trái sang phải qua trước mặt , rồi tiêu ra chữ Đinh - Mùi là Âm Mộc cuộc, lấy Quý quản cục.
ĐỊA HUYỆT ỨNG THIÊN VĂN :
" Liêm trinh ám bệnh tử.
Thai tuyệt nãi Lộc tồn.
Phá quân chân chi mộ.
Phùng suy thị Cư môn.
Học đường lâm quan tượng.
Vượng phương thị Vũ khúc.
Quan đới thuộc Văn xương.
Mộc dục Văn khúc vị.
Dưỡng sinh thị Tham lang "
Vòng trường sinh : Trường sinh, Mộc dục, Quan đới , Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ , Tuyệt, Thai , Dưỡng.
Có 6 tướng đáo cục lai Thủy : Trường sinh, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy , Dưỡng ( lấy nước đến ).
Có 6 tướng khứ thủy : Mộc dục, Bệnh, Tử Mộ, Tuyệt ( nước chảy đi ).
Mỗi Thủy cục Long có 6 hướng ( 6 phép đặc biệt )
* Chính sinh hướng,
* Chính vượng hướng.
* Tự sinh hướng.
* Tự vượng hướng.
* Chính mộ hướng.
* Chính dưỡng hướng.
Còn một số kiến thức nữa về ý nghĩa các sao trong vòng trường sinh, phương pháp xác lập quẻ của Huyệt vị và tính thời hạn kết phát của Huyệt , vì quá đi vào chi tiết nên dienbatn không nêu ra ở đây. Bạn nào khi muốn làm mộ cho gia đình mình nhớ nhắc các thày tính toán cho mình các vấn đề này. Ngoài ra, khi làm Phong thủy, các thày còn phải tinh thông Thiên văn học, tính toán theo Thiên Đạo hành phương ( dùng Can - Chi để xác định cung độ của các sao Vĩ , Đê, Dực, Liệu , Khuê, Giốc ..... ), xác định đường mặt trời vận hành qua các cung theo tiết khí . Từ đó biết được Tinh đồ cung của 12 tướng ( theo 12 địa chi )....Cuối cùng ta có thể biết được là năm cần tính sao chủ đi vào địa phận của sao nào, khí Huyền khiếu ra cung nào để biết được năm đó tốt hay xấu.
Thông thường, nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, theo Huyền không phi tinh thì nếu huyệt mộ có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau ( 40 năm ) mà thôi. Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo Sơn Đáo hướng và Toàn cục hợp Thập.
Tam-Nguyên Cửu Vận là chu kỳ 180 năm chia làm 3 Nguyên và 9 Vận. Ba Nguyên là Thượng, Trung và Hạ-Nguyên mà mổi Nguyên có 60 năm. Mổi vận là 20 năm.
1) Thượng Nguyên có:
a) vận 1: năm 1864 - 1883,
b) vận 2: 1884 - 1903
c) vận 3: 1904 - 1923
2) Trung-Nguyên có:
a) vận 4: 1924 - 1943
b) vận 5: 1944 - 1963
c) vận 6: 1964 - 1983
3) Hạ Nguyên có :
a) vận 7: 1984 - 2003
b) vận 8: 2004 - 2023
c) vận 9: 2024 - 2043
Rồi chu kỳ lại trở lại là:
1) Thượng Nguyên có:
a) vận 1: năm 2044 - 2063,
b) vận 2: 2064 - 2083
c) vận 3: 2084 - 2103
Sau đây là Châu Bảo tuyến trong các vận:
1. Vận 1: không có châu bảo tuyến.
2. Vận 2: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ.
b. Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến 138 độ.
c. Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333 độ.
d. Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153 độ.
e. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ.
f. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ.
3. Vận 3: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ.
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ.
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ.
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ.
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ.
4. Vận 4: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến 258 độ.
b. Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến 78 độ.
c. Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48 độ.
d. Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến 228 độ.
e. Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63 độ.
f. Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
5. Vận 5: có 12 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ.
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ.
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ.
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ.
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ.
g. Tọa Ngọ hướng Tý. Hướng nhà ở 357 đến 3 độ.
h. Tọa Tý hướng Ngọ. Hướng nhà ở 177 đến 183 độ.
i. Tọa Ðinh hướng Quý. Hướng nhà ở 12 đến 18 độ.
j. Tọa Quý hướng Ðinh. Hướng nhà ở 192 đến 198 độ.
k. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ.
l. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ.
6. Vận 6: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến 258 độ.
b. Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến 78 độ.
c. Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48 độ.
d. Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến 228 độ.
e. Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63 độ.
f. Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
7. Vận 7: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ.
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ.
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ.
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ.
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ.
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ.
8. Vận 8: có 6 Châu bảo tuyến là:
a. Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ.
b. Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến 138 độ.
c. Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333 độ.
d. Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153 độ.
e. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ.
f. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ.
9. Vận 9: không có Châu bảo tuyến.
Ðiều cần chú ý là đáo sơn đáo hướng theo Châu-bảo tuyến chỉ tốt trong thời gian nằm trong vận của nhà mà thôi vì khi đến vận kế tiếp thì sao đương vận (vượng khí) của vận trước đã trở thành sao thoái khí tức là xấu, năng lực suy giảm nên các cung tọa và hướng của cuộc đất trở thành xấu. Ðến vận sau nữa thì các cung này lại còn xấu hơn nữa... Do đó đáo sơn đáo hướng chỉ tốt trong vận của cuộc đất mà thôi tức là chỉ tốt nhiều nhất là 20 năm. Do vậy, để có thể ngăn chặn những vận xấu của Huyệt mộ, chúng ta cần phải thực hiện theo một cách khác mà dienbatn sẽ viết ở phần sau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét