This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

24 SƠN QUYẾT


























Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Tam Cát-Ngũ Cát

CÁCH XỬ DỤNG DỊCH TRONG PHONG THỦY .
"Dịch" tức là biến đổi, biến đổi được mới hanh thông. Vì vậy việc dùng dịch đều có công thức biến, mỗi học thuật đều có cách biến quái của riêng từng môn, có thuật dụng biến từng hào một, có thuật dụng biến cả một quái, có thể biến nội quái hoặc biến nội quái. Nói chung khi dụng Dịch và xét Dịch đều dựa vào hai thành phần chính sau đây:
Quái thể: là quái gốc trước khi biến, dụng làm cơ sở ban đầu để biết chiều hướng của sự việc là hung hay là cát.
Biến quái: là quái mới biến từ quẻ gốc
Ví dụ: quái thể là Ký Tế biến thành quẻ Nhu, tức là từ quẻ thủy hỏa Ký Tế biến hào nhị biến thành quẻ thủy thiên Nhu. Quẻ Ký Tế hàm nghĩa hiện tại tốt, mọi việc đã thành tựu, đề phòng sau có việc xấu. Quẻ Dụng là quẻ Nhu có nghĩa là hiện tại không tốt, trắc trở, phải chờ đợi. Qua tiến triển từ quẻ tốt tới quẻ xấu, thày phong thủy có thể lý giải sự việc đi từ cát tới hung.
THỰC HÀNH 1:
Ngôi nhà tọa Tân hướng Ất (theo quẻ là tọa Đoài hướng Chấn), năm đó sao Thất xích nhập trung cung tức Cửu tử đáo cung Đoại (tọa), Ngũ hoàng đáo Chấn .
Chúng ta có những công thức xét như sau:
THỰC HÀNH 2:
Xét căn nhà tọa Khảm hướng Ly thuộc vận 8. Tháng này lấy sao Bát bạch nhập trung cung ta thấy sao Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn.
14.3 CÔNG THỨC TÍNH SỐ MỆNH CỦA NGƯỜI & DƯƠNG TRẠCH .
Muốn tính được vận mệnh của nhà và người (dương trạch), chúng ta phải tính ba yếu tố: 1) sơn, 2) hướng, 3) nhân mệnh sống trong căn nhà đó. Việc tính toán theo trình tự như sau:
bước 1: lập quẻ sơn hướng, dùng cửu tinh tử bạch nhập trung cung để lập quẻ sơn, hướng. Nên nhớ, sơn chủ quản về sức khỏe của nhân sự, thủy chủ quản về tài sản của nhân sự.
bước 2: tính số quái biến, dùng bảng ngũ hành tra số ngũ hành của mạng người sống trong nhà, sau đó tổng cộng lại chia cho 8, số dư là bao nhiêu thì đó là số quái biến, lưu ý chỉ biến quái nội là quái của tọa/hướng chứ không biến quái của cửu tinh.
bước 3: xét quẻ thể, quẻ biến để luận cát hung
BẢNG SỐ NẠP GIÁP, CAN, CHI HÀNH .
Bảng này lấy số của ngũ hành trong mệnh của người sống trong nhà gồm có Can, chi năm sinh, mệnh nạp âm.
BẢNG BIẾN QUÁI CỦA DƯƠNG TRẠCH .
Công thức của bảng biến quái này như sau:
bước 1: biến hào dưới
bước 2: biến hào giữa
bước 3: biến hào trên
bước 4: biến hào giữa
bước 5: biến hào dưới
bước 6: biến hào dữa
bước 7: biến hào trên
THỰC HÀNH 1
Xét ngôi nhà tọa Tân hướng Ất, thuộc vận 8, lưu niên năm ấy có sao Thất xích nhập trung cung, vậy năm ấy Cửu tử đáo sơn, Ngũ hoàng đáo hướng. Trong nhà có năm người sinh sống: Ất Sửu, Đinh Mão, Giáp Thìn, Mậu Thân, Tân Hợi
Bước 1: lập quẻ của sơn, hướng
Cửu tử đáo cung Đoài thành quẻ gốc: hỏa trạch Khuê
Ngũ hoàng đáo cung Chấn: không lập quẻ
Bước 2: tính số biến quái
Tính số của can, chi, mệnh nạp âm của từng người trong nhà, sau đó tổng cộng lại rồi chia cho tám, ta còn dư 3 là số biến quái của quẻ Khuê.
Biến quái của sơn Đoài, bước 3, tra bảng ta thấy biến thành quái Cấn. Vậy ta được quẻ biến là hỏa sơn Lữ - tức là quẻ "dụng sự".
Bước 3: xét cát hung
Trước tiên ta xét quẻ gốc là quẻ "Khuê", quẻ này hơi xấu, chỉ làm được việc nhỏ chứ không làm được việc lớn. Sau đó ta xét tới quẻ biến là quẻ "Lữ":
xét công vị: Ly là trung nữ - khí hỏa bốc lên mà nằm trên nên không có lối, Cấn là thiếu nam - khí núi hạ xuống mà đậu dưới là không lối, vậy tượng xấu.
xét lời thoán của Chu công: ý nghĩa quẻ có nghĩa là mất gốc, xa nhà, nên tùy thời ứng biến. Vậy đoán trong năm nay có người nào đó lìa xa gia đình đi tới nơi nào đó vì lý do gì đó.
xét từng hào: quẻ có 6 hào thì mỗi hào là 2 tháng, dùng lời thoán từ mà đoán.
VÍ DỤ THỰC HÀNH 2
Ngôi nhà tọa Khảm hướng Ly, sao cửu tinh lưu niên là Bát bạch nhập trung cung - vậy Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn. Trong nhà có bốn người sinh các năm: Bính Dần, Mậu Tuất, Nhâm Ngọ, Tân Tị.
Bước 1: lập quẻ sơn hướng
Sao Tứ lục đáo tọa Khảm, thành quẻ phong thủy Hoán
Sao Tam bích đáo hướng Ly, thành quẻ lôi hỏa Phong
Bước 2: tính số biến quái .
Ta biết số biến quái là 4, vậy:
quẻ gốc tọa của căn nhà là phong thủy Hoán, lấy Khảm biến 4 bước được quẻ Càn, quẻ biến là phong thiên Tiểu Súc.
quẻ gốc hướng của căn nhà là lôi hỏa Phong, lấy Ly biến bốn bước được quẻ Khôn, quẻ biến là lôi địa Dự.
Bước 3: xét cát hung
Quẻ tọa quản đinh, gốc quái là quẻ Hoán có nghĩa là chia lìa, chia ly, cố níu kéo chẳng được gì. Xét công vị thì Tốn là trưởng nữ, khí của gió bốc lên mà quẻ nằm trên thì bế tắc. Khảm là trưởng nam, khí của nước phù trầm nằm dưới thì không có lối thoát. Quẻ biến của tọa căn nhà là quẻ phong thiên tiểu súc, nghĩa là bị ngăn cản nhỏ, xét công vị thì tốn là trưởng nữ, càn là cha già, tuy vị thế không hợp nhưng trưởng nữ có thể thay trưởng nam làm việc. Tốn phong bốc lên mà nằm trên thì bế tắc, Càn dương nằm dưới khí bốc lên là hanh thông. Vậy xét tổng thể căn nhà năm nay đã có người chia ly, hiện vẫn đang gặp khó khăn nhưng bản thân gia đình vô sự.
Quẻ hướng quản tài, gốc quái là lôi hỏa Phong nghĩa là vận lớn đang tới. Quẻ dụng là lôi địa Dự nghĩa là nên khởi tiến, cát. Về công vị thì Chấn thuộc thuộc trưởng nam, Khôn là mẹ già, con trai trưởng thay mẹ là điều tất yếu, thuận cát.
Cả hai quẻ sơn hướng đều cát, tổng xét căn nhà này năm nay sẽ có người đi xa làm ăn, tương lai sẽ rất phát đạt. 
15. PHIÊN QUÁI HAY BIẾN QUÁI .
Phiên quái hay Biến quái là một trong những pháp thức của "Dịch" trong phong thủy, pháp này biến từng hào một của mỗi quái để hình thành 7 quái khác. Học thuật phong thủy sử dụng pháp này để:
khai môn cho nhà cửa (Đại du niên)
nạp sa cho mộ huyệt (Tiểu du niên)
nam nữ hợp hôn
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN: 7 BƯỚC BIẾN HÓA .
Mỗi quái sẽ có bảy bước biến hóa, sau khi ta sắp đặt bốn quái dương sắp thành hàng ngang ở dưới, bốn quái âm sắp thành hàng ngang ở trên:
Theo thứ tự của quẻ tiên thiên thì: càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8. Xem hình trên, ta thấy rằng mũi tên màu đen chỉ sự biến của hào trên cùng, mũi tên màu đỏ chỉ sự biến của hào hai/giữa. Từ cái gọi là "Phiên quái", chúng ta sẽ có hai pháp thức:
Đại du niên (dương trạch)
Tiểu du niên (âm trạch)
15.1 PHÁP THỨC TIỂU DU NIÊN .
Pháp thức Tiểu du niên lấy bản quái và các sao cát là Tham lang - Sinh khí; Cự môn - Thiên y; Vũ khúc - Diên niên để nạp sa gọi là "tam cát". Đồng thời kết hợp với bát quái tam hợp để hình thành nên "lục tú" (sáu cung thanh tú) và "bát quý" (tám sơn phú quý). Cuối cùng hình thành nên 12 cung cát dùng để tranh âm, tranh dương khi phối hướng.
CÔNG DỤNG .
Pháp thức "Tiểu du niên" có 2 công dụng sau:
nạp sa cho mộ huyệt (âm trạch only)
nam nữ hợp hôn, tính mệnh trạch sao cho nam nữ gặp sinh khí, diên niên, thiên y.
CÀN SƠN .
càn sơn có tam cát là: Đoài - sinh khí; Chấn - thiên y; Cấn - diên niên. Dựa vào bát quái nạp giáp, ta được:
Đoài: nạp Đinh
Chấn: nạp Canh
Cấn: nạp Bính
ta được "lục tú" là: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính. Tiếp theo nạp thêm quẻ Liêm trinh - Tốn và nạp giáp của nó là Tân trở thành "bát quý". Trong tám sơn nói trên, có sơn Đoài và Chấn thuộc tứ chính, sử dụng tam hợp của bát quái cho hai sơn này:
Đoài: nạp Đinh - Tị - Sửu
Chấn: nạp Canh - Hợi - Mùi
Như vậy ta đã có 12 cát sơn để sử dụng tranh âm/tranh dương bao gồm: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính, Tốn, Tân, Tị, Sửu, Hợi, Mùi.
ĐOÀI SƠN .
Đoài sơn có tam cát là: Càn - sinh khí, Ly - thiên y; Khôn - diên niên. Nạp giáp cho các sơn này ta được lục cát:
Càn nạp Giáp
Ly nạp Nhâm
Khôn nạp Ất
nạp thêm Liêm trinh - Khảm, mà Khảm nạp giáp Quý ta được bát quý là: Càn, Ly, Khôn, Khảm, Giáp, Nhâm, Ất, Quý. Trong đó có hai sơn tứ chính là Khảm và Ly nạp thêm bát quái tam hợp:
Khảm: nạp Quý, Thân - Thìn đồng
Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
Tổng hợp thành 12 cát sơn là: Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn.
LY SƠN .
Ly sơn có tam cát là: Chấn - sinh khí, Đoài - thiên y, Tốn - diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
Chấn nạp Canh
Đoài nạp Đinh
Tốn nạp Tân
nạp thêm Liêm trinh - Cấn (Bính đồng) ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên có Đoài Chấn thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
CHẤN SƠN .
Chấn sơn có 3 cát sơn là Ly - sinh khí, Càn thiên y, Khảm diên niên. Nạp giáp cho chúng ta sẽ được lục cát:
Ly/Ngọ nạp Nhâm
Càn nạp Giáp
Khảm/Tý nạp Quý
nạp thêm Khôn - Liêm trinh, Ất đồng là Bát quý. Trong tám sơn trên có Ngọ và Tý là tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta có 12 cát sơn:
Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
Khảm nạp Quý, Tý - Thân đồng .
TỐN SƠN .
Tốn sơn có 3 cát sơn: Khảm sinh khí, Khôn thiên y, Ly diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta có lục cát:
Khảm nạp Quý
Khôn nạp Ất
Ly nạp Nhâm
nạp thêm Liêm trinh Càn/Giáp đồng ta có bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Khảm/Tý và Ly/Ngọ là tứ chính. Nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
Ngọ nạp Nhâm, Dần Tuất đồng
Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng .
KHẢM SƠN .
Khảm sơn có ba cát sơn: Tốn sinh khí, Cấn thiên y, Chấn diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta được lục tú:
Tốn nạp Tân
Cấn nạp Bính
Chấn nạp Canh
nạp thêm Liêm trinh Đoài/Ất đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta được 12 cát sơn:
Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
CẤN SƠN .
Cấn sơn có ba cát sơn là Khôn sinh khí, Khảm thiên y, Càn diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
Khôn nạp Ất
Khảm/Tý nạp Quý
Càn nạp Giáp
nạp Liêm trinh Ly/Nhâm đồng ta được bát quý. Trong tám sơn này có Khảm/tý và Ly/ngọ thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng
Ngọ nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng .
KHÔN SƠN .
Khôn sơn có 3 cát sơn là Cấn sinh khí, Tốn thiên y, Đoài diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta có lục cát:
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh
nạp thêm Liêm chinh Chấn/Canh đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng .
15.2 PHÁP THỨC ĐẠI DU NIÊN .
Pháp thức này do Tăng Nhất Hành, người sống vào đời nhà Đường thiết lập ra dùng để khai môn trong phong thủy. Trong pháp thức này có ba cung cát nhất gọi là "Tam cát đại du niên":
cung Sinh khí, sao Tham lang: là cung cát nhất trong tam cát, nó có ý nghĩa vượng tài, hành của cung sinh khí tỷ hòa với cung phục vị (tức bổn sơn). Cung này khai môn rất cát.
Cung Diên niên, sao Vũ khúc: là cung cát thứ hai trong tam cát, hành của nó tương sinh với cung phục vị (bổn sơn), dùng để khai môn dương cơ.
Cung Thiên y, sao Cự môn: là cung cát cuối cùng trong tam cát, nó có ý nghĩa có lợi cho sức khỏe và nhân sự. Cung này và cung phục vị (bổn sơn) đối nhau trong tiên thiên bát quái.
Nhắc lại, pháp thức Đại du niên chuyên dùng để khai môn cho dương trạch.

Bát Môn

16. PHÁP THỨC BÁT MÔN
Pháp thức bát môn là nói tới tám cửa, ứng hợp với tám quái trong kinh dịch. Pháp thức này được áp dụng trong hầu hết các học thuật cổ của Trung Hoa. Nguyên tắc chính của bát môn là "dụng sự" (nghĩa là dựa vào hướng cát hung mà khởi một việc gì đó). Pháp thức bát môn khác với pháp thức cửu tinh là nó không nhập vào trung cung, mà theo chiều kim đồng hồ. Bát môn có tám cửa với ý nghĩa như sau:
người ta kết hợp giữa Bát môn và Cửu tinh tử bạch để tìm ra phương hung, phương cát và việc làm cho phù hợp với thiên thời, địa lợi. Nguyên tắc xử dụng như sau:
Cát + Cát = Đại cát
Cát + Hung = Bình hòa
Hung + Cát = Bình hòa
Hung + Hung = Đại hung
Trong đó có 4 cửa cát là: Khai - Hưu - Sinh - Cảnh, bốn cửa hung là: Thương - Đỗ - Tử - Kinh. 
CÁCH KHỞI
Trong bát môn cũng được chia ra làm 4 loại là niên, nguyệt, nhật, thời. Ở đây chúng ta chỉ xét bát môn theo ngày: theo khẩu quyết âm độn hay dương độn ta có thể tìm ra bát môn trực nhật, sau đó lần lượt an thuận theo chiều kim đồng hồ vào cửu cung (không an vào trung cung).
Ví dụ: vào ngày Canh Ngọ nào đó sau tiết Đông Chí, xử dụng dương độn ta an cửa Hưu vào cung Chấn, lần lượt an thuận ta có bát môn như sau:
NHẬN XÉT
Bát môn cứ 3 ngày thì cửa Hưu đáo nhập một cung, ví dụ như trong thời dương độn thì cửa Hưu đáo nhập cung Khảm trong ba ngày Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần. Nếu ta bỏ cửa Hưu lên cửu cung an thuận (cứ 3 ngày là 1 cục) ta sẽ thấy nó vận hành thuận/nghịch theo cửu cung:
BẢNG BIỂU DIỄN THEO CHIỀU DỌC .
Ta thấy rằng quy luật của bát môn như sau:
lấy 3 ngày làm một cục, mà mỗi tiết khí được 15 ngày, vậy mỗi tiết khí quản 5 hầu. Vòng quanh một bảng hoa giáp vốn có 60 ngày, chia cho 3 ngày mỗi cục sẽ được 20 bước nhảy. Bước nhảy cuối cùng là "Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi" ở cung 4 không tiếp nối được với bước đầu tiên ở cung 1 - bị gọi là thoát khí ở các cung sau:
dương độn: vào chu kỳ cuối cùng tính từ Nhâm tý tới Quý hợi thì các cung: Càn, Đoài, Cấn, Ly không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
âm độn: Khảm, Khôn, Cấn, Tốn không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
nay bảo lưu lại nghi vấn về pháp quyết Bát môn, hồi sau sẽ tìm hiểu kỹ lại.

Nạp thủy tốt xấu

ĐÔNG TỨ TRẠCH, TÂY TỨ TRẠCH
Khảm, Chấn, Tốn, Ly là Đông tứ trạch
Càn, Cấn, Khôn, Đoài là Tây tứ trạch
Nhà có tọa (sơn) thuộc Đông trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Đông trạch, dùng ngày giờ (tuyển trạch) Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh (thiên can), Tý Mão Ngọ Thìn Tị (địa chi). Nghĩa là sử dụng: Nhâm Tý/Ngọ/Thìn; Bính Tý/Ngọ/Thìn; Quý Mão/Tị; Ất Mão/Tị; Đinh Mão/Tị.
Nhà có tọa sơn thuộc Tây trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Tây trạch, dùng ngày giờ Canh/Tân/Mậu/Kỷ, địa chi Tuất Hợi Sửu Dần Mùi Thân Dậu. Nghĩa là: Canh Tuất/Dần/Thân; Mậu Tuất/Dần/Thân Tân/Kỷ Hợi/Sửu/Mùi/Dậu.
Phần trên là cách sử dụng tỉ mỉ, phần đông các nhà đều lấy địa chi là chính để sử dụng mà không tính tới thiên can. Nguyên tắc chính là Tây phải gặp Tây; Đông phải gặp Đông. 
7. THIÊN CAN, ĐỊA CHI
(CÁC KIẾN THỨC VỀ CAN CHI TRONG SÁCH NÀY ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY NHIỀU RỒI, KHÔNG CÓ GÌ MỚI. NAY CHUYỂN THẲNG TỚI NỘI DUNG PHONG THỦY)
Theo sở học và sở kiến của chúng tôi thì giữa can chi năm sinh của người này và can chi năm sinh của người kia không hề có sự dính dấp về khắc hay hợp. Giữa người và người chỉ có tương quan về (1) ngũ hành (của mệnh nạp âm), chủ về việc ứng xử, cử chỉ hành động trong cuộc sống; và (2) cung mệnh theo bát quái chủ về phương hướng làm việc, sự ngắn ngủi hay lâu bền trong hôn nhân. 
Học thuật phong thủy dụng can chi cho hầu hết các pháp thức chính yếu để xác định long cục, huyệt vị, nạp sa, thuy thủy và phối hướng cùng xác định giờ giấc để an huyệt hay xây dựng tu tạo nhà cửa..vv.. Sau đây là các cách cục nạp thủy của can chi:
CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 CỤC BÁT CAN TỨ DUY.
ta thấy rằng cứ tính từ cung tọa đi xuôi 8 bước là phương nạp thủy. Ví dụ: nhà tọa Nhâm thì đếm từ Nhâm là 1, đếm xuôi tới Đinh là 8 bước, nạp thủy tại Đinh (xem bảng sau)

CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 ĐỊA CHI
Ta thấy rằng từ cung tọa đếm là một, đếm tới cung thứ 8 là cung nạp thủy. Trong công thức nạp thủy này cần ghi nhớ phải nạp đúng sơn "thủy lai", "thủy khứ" mới đạt chuẩn định hướng an huyệt. Ví dụ: xem một cuộc đất thấy có thủy đáo tại sơn Tân nhưng không thấy thủy khứ tại cung Khôn, thì ta không được phép theo pháp thức "cách bát tương sinh" để chọn cuộc đất tọa Giáp hướng Canh được, mà phải dùng pháp thức khác để xác định tọa/hướng của huyệt mộ. Một ví dụ khác, nếu chỉ thấy thủy lai đáo cung Mùi mà không thấy thủy khứ tại cung Tị (mà ở cung khác) thì không thể lập huyệt tọa Tý hướng Ngọ được.
5 CỤC HÓA HỢP CỦA THIÊN CAN NẠP THỦY.


6 CỤC LỤC HỢP CỦA ĐỊA CHI NẠP THỦY.
Phần trên đã nói về các cục cát, đã có cục cát phải có cục hung, sau đây là các cục kỵ (xấu):
3 CỤC HÌNH HUNG THỦY, KỴ DÙNG.
12 CỤC LỤC HẠI HUNG THỦY, KỴ DÙNG .
4 CỤC PHÁ HUNG THỦY, KỴ DÙNG .


***************************************************************
**********************************************
*****************************************************************************



LẬP HƯỚNG KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
Phần này dùng để minh họa cho việc ứng dụng cho 2 pháp quyết Đại, tiểu huyền không ngũ hành. Chúng ta sẽ gặp lại các khái niệm về khai sơn, phóng thủy, khai môn trong một phần chuyên biệt khác. Đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phong thủy (cũng như tui), có lẽ đọc tới các pháp quyết này sẽ cảm thấy khó hiểu - tuy nhiên chúng ta cứ bảo lưu đấy đã, từ từ các phần khác sẽ làm sáng tỏ từng điểm.
Trong pháp dương trạch, ta dùng ngã ba/tư/năm..vv đường gần nhà nhất làm sơn lai thủy: dùng la kinh đặt giữa trọng tâm miếng đất hay căn nhà muốn xây dựng để xem giao điểm của các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm...vv) gần nhà nhất nằm thuộc sơn nào, từ đó dựa vào pháp quyết đại/tiểu huyền không (giống y hệt như cách dùng trong âm trạch) để lập hướng và khai môn cho căn nhà/miếng đất:
Ví dụ 1: căn nhà trong thành phố cố định một hướng, đó là tọa Cấn hướng Khôn, nhà này có ngã tư gần nhà nhất nằm ở sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Khi đã chọn được 5 sơn khai môn này rồi, ta sẽ kết hợp dùng thêm pháp thức "Đại du niên" hoặc pháp thức phụ mẫu tử tức huyền không. Định theo công vị mà chọn sơn chính để khai môn (hai pháp thức này sẽ nói rõ phần sau).
Kết Hợp Pháp thức Đại Du Niên: căn nhà tọa Cấn có các cung cát là:
Khôn (Mùi - Khôn - Thân) được sinh khí
Đoài (Canh - Dậu - Tân) được thiên y
So sánh với 5 sơn khai môn trên, ta không thấy có trùng hợp vì vậy không dùng pháp thức đại du niên được. Ta chuyển qua pháp thức "Phụ mẫu tử tức huyền không".
Kết Hợp Pháp Thức "Phụ mẫu tử tức huyền không"
Ngã tư nằm thuộc sơn Tị, thuộc công vị "nhân" là thuận tử. Trong 5 sơn đã chọn ra thì:
Tý, Cấn thuộc "Thiên" không hợp công vị của thủy lai
Dần, Tị thuộc "Nhân" hợp với công vị của thủy lai
Thìn thuộc "Địa" không hợp công vị của thủy lai
Vậy tổng kết lại chỉ có hai sơn Dần, Tị phù hợp với công vị của thủy lai. Nhưng sơn Dần lại trực thuộc cung Phục vị phía sau nhà, thành ra chỉ có thể thông cửa hậu. Sơn Tị nằm bên hông trái nhà, cố gắng chừa khoảng cách để mở cửa tại sơn tốt này. Giả sử không thể mở cửa tại cung Tị, ta có thể dùng cung Thân của tiểu huyền không để khai môn (vì được cung Sinh khí).
Ví dụ 2: căn nhà tọa Càn hướng Tốn, có ngã 5 gần nhà nhất tại sơn Cấn:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta được bốn sơn: Cấn Bính Ất Đinh. Nạp đại du niên: tọa Càn có Đoài (sơn Canh Dậu Tân) thuộc sinh khí, Khôn (sơn Mùi Khôn Thân) thuộc Diên niên; Cấn (Sửu Cấn Dần) thuộc Thiên y. Rút lại ta được sơn Cấn - nằm bên hông trái nhà. Cố gắng thiết kế thông cửa ở sơn này, 3 sơn còn lại không nằm ngay cung hướng nên bỏ. Còn hai sơn Thìn và Tị nằm ngay mặt tiền nhà, theo Đại huyền không cũng dùng để cửa được.
Ví dụ 3: nhà tọa Bính hướng Nhâm, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Giáp:
Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta có 5 sơn dùng được: Hợi Giáp Quý Đinh Dậu. Nạp đại du niên: nhà tọa Bính thuộc cung Ly: có quẻ Chấn (sơn Giáp Mão Ất) được sinh khí; quẻ Khảm (sơn Nhâm Tý Quý) thuộc diên niên; quẻ Tốn (Thìn Tốn Tị) được Thiên y. Kết hợp cả 3 pháp quyết ta lựa được sơn Quý, Giáp để làm cửa: sơn Quý ngay mặt tiền, sơn Giáp nằm bên hông nhà.
Ví dụ 4: nhà tọa Khôn hướng Cấn, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Tị:
Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Nạp đại du niên: nhà tọa Khôn được cung Cấn (sơn Sửu Cấn Dần) được sinh khí; cung Càn (sơn Tuất Càn Hợi) được diên niên. Lựa ra được 2 sơn Cấn Dần phù hợp cả 3 pháp thức, mà cả hai sơn đều ở mặt tiền của nhà nên mở cửa rất tốt.
18. PHÁP THỨC KHAI MÔN DƯƠNG CƠ .
Học thuật phong thủy phần dương trạch xem việc khai môn là rất quan trọng. Theo quan niệm của phong thủy, cửa nhà chính là nơi tiếp thu khí trường mạnh nhất và thường xuyên nhất. Người xưa rất coi trọng khai môn, và áp dụng nó để xoay trở hướng nhà, hướng đình, chùa miếu...vv. Có nhiều pháp quyết khai môn khác nhau, cần phải kết hợp nhiều pháp quyết thành một thể hoàn chỉnh để thiết kế cửa nhà. Có các pháp quyết cho khai môn như sau:
Pháp "Đại du niên" đã trình bày ở phần "Phiên quái hay Biến quái".
1. Pháp "Thành môn nhị cung"
2. Pháp "Phụ mẫu tử tức"
3. Pháp "Phu phụ tiên thiên"
4. Pháp "Ngũ hành đại huyền không" - dựa theo các giao lộ của đường phố mà khai cửa..vv.
Trong các pháp thức nói trên, pháp "Đại du niên" được coi là chuẩn mực và lâu bền nhất. Khi dùng pháp này cũng cần phải kết hợp thêm với hệ phụ mẫu tử tức, hay các hình thức ngoại khí khác xung quanh nhà như: sa, thủy, giao lộ, nhà máy..vvv.
hình trên biểu diễn tám kiểu nhà tám quẻ, ta nên hiểu rằng mỗi quẻ quản 3 sơn. Ta có thể nhận ra rằng:
có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng cát lợi là:
- nhà tọa khảm hướng ly
- nhà tọa ly hướng khảm
- nhà tọa cấn hướng khôn
- nhà tọa khôn hướng cấn
bởi khai môn tại hướng gặp các sao vũ khúc/diên niên, tham lang/sinh khí. Đây chính là lý do tại sao người xưa hay dùng hướng Bắc - Nam, Nam - Bắc để xây dựng đình chùa miếu mạo.
có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng bất lợi là:
- nhà tọa càn hướng tốn
- nhà tọa tốn hướng càn
- nhà tọa chấn hướng đoài
- nhà tọa đoài hướng chấn
bởi khai môn tại hướng gặp các sao lộc tồn/họa hại, phá quân/tuyệt mệnh. Đây là bốn thế nhà sở đoản.
Để khắc phục các thế nhà sở đoản, ta phải mở đường ở hông nhà, định ngay cung sơn cát để khai cửa phụ. Cần phải kết hợp với hệ "Phụ mẫu tử tức" để khai môn chính xác hơn.
HỆ PHỤ MẪU - TỬ TỨC
ta biết rằng dụng pháp thức "Đại du niên" chỉ tính toán bát quái, mà mỗi quái quản 3 sơn. Khi muốn khai mở thêm cửa phụ, ta phải xét sơn tọa của căn nhà thuộc tài nào trong tam tài thiên - địa - nhân mà quái tọa sơn của căn nhà quản, sau đó chọn ngay cung cát trùng với "tam tài" của sơn tọa căn nhà - việc xét đó gọi là "hệ phụ mẫu tử tức". Xem bảng sau:

VÍ DỤ THỰC HÀNH 1
Xét căn nhà tọa Càn (ứng với tài "thiên") hướng Tốn, nhà này khai môn chính hướng gặp cung lộc tồn/họa hại. Vì thế muốn khai mở thêm cửa phụ để đón cát. Dùng pháp thức "Đại du niên" ta có ba cung cát:
Cấn - cự môn/thiên y: quản 3 sơn Sửu (địa), Cấn (thiên), Dần (nhân). Nếu chọn mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Cấn có tài thiên trùng với tài thiên của tọa.
Khôn - vũ khúc/diên niên: quản 3 sơn Mùi (địa), Khôn (thiên), Thân (nhân). Nếu chọn cung này mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Khôn, có cùng tài thiên.
Đoài - tham lang/sinh khí: quản 3 sơn Canh (địa), Dậu (thiên), Tân (nhân). Nếu muốn chọn cung này để mở cửa phụ thì phải chọn sơn Dậu là sơn có tài thiên.
HỆ PHU PHỤ TIÊN THIÊN
chỉ quan hệ giữa quái hậu thiên và quái tiên thiên, tức là lấy quái nào đối xứng với quái tọa của căn nhà thì gọi là "hệ phu phụ tiên thiên".
VÍ DỤ THỰC HÀNH
Xét căn nhà tọa Ất (ứng tam tài Nhân) hướng Tân, khai môn chính hướng gặp cung tuyệt mệnh không tốt. Nhà này có 3 cung cát là:
Khảm - cự môn/thiên y, quản 3 sơn Nhâm (địa), Tý (thiên), Quý (nhân)
Tốn - vũ khúc/diên niên, quản 3 sơn Thìn (địa), Tốn (thiên), Tị (nhân)
Ly - tham lang/sinh khí, quản 3 sơn Bính (địa), Ngọ (thiên), Đinh (nhân).
Vì trong tiên thiên bát quái thì Tốn đối xứng với Chấn gọi là cặp "phu phụ tiên thiên) nên ta chọn sơn Tốn. Nếu không, ta có thể chọn tài nhân trong 3 cung nói trên.
XÉT NGŨ HÀNH THEO TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG (XEM PHẦN ĐẠI/TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH)
HỢP CUNG BÁT QUÁI NẠP GIÁP TAM HỢP.
bát quái nạp giáp tam hợp thì Khảm và Ly không nạp Mậu Kỷ bởi trong hai bốn sơn không có Mậu Kỷ, cho nên Ly nạp Nhâm của Càn, Khảm nạp Quý của Khôn:
theo nguồn gốc của Tiên thiên bát quái thì Khảm Ly nạp Mậu Kỷ
theo cái dụng của Hậu thiên bát quái thì Khảm nạp Quý, Ly nạp Nhâm
tứ chính là bốn quẻ Khảm - Ly - Chấn - Tốn còn kiêm nạp thêm tám chi, mỗi quái nạp hai chi.
Như thế, chỗ hai chi mới nạp và chi của chính quái sẽ tạo thành tam hợp. Tọa sơn của thuật Kham dư, Cửu tinh tranh âm tranh dương, nguồn gốc đều xuất ra từ đó. 
19. PHÁP THỨC PHÓNG THỦY DƯƠNG CƠ
Pháp phóng thủy, hay nói nôm là phương thức thiết kế đường ống xả nước thải sinh hoạt trong nhà ra đường ống chính. Vị trí của đường ống thoát nước từ trong nhà ra khỏi địa phận căn nhà - nơi đó chính là sơn của "khứ thủy". Trong phong thủy, pháp phóng thủy có rất nhiều cách:
xét ngũ hành đại huyền không theo công thức sinh xuất, khắc nhập - lấy sơn nhà làm chủ để xét.
một vài cách khác...
Nhưng theo hiện trạng nhà cửa đô thị hôm nay, chỉ nên lấy pháp thức chính yếu sau đây:
Tọa hướng của căn nhà thuộc địa chi thì phải phóng thủy lệch qua hai bên biên hướng nhà, nằm vào các sơn Thiên can/Tứ duy.
Tọa hướng của căn nhà thuộc thiên can/tứ duy thì cứ phóng thủy ngay chính giữa hướng nhà mà lập.
Ta có bảng lập sẵn sau đây:
19. PHÁP THỰC TỌA BẾP DƯƠNG CƠ .
Đây là những nguyên tắc khi làm bếp:
đặt hướng bếp phải tọa Đông hướng Tây, hoặc tọa Tây hướng Đông, chứ không nên đặt bếp tọa Nam hướng Bắc, hoặc tọa Bắc hướng Nam. Khi nấu bếp thì người nấu phải quay mặt về hướng Đông hoặc hướng Tây, chứ không bao giờ được phép quay mặt về hướng Nam hay hướng Bắc.
bếp không nên trùng với hướng Bạch hổ, tức là phải đặt bếp bên phía/mé trái của căn nhà (thanh long là mé trái, bạch hổ là mé phải).
hướng bếp phải tránh đối diện với cửa phòng
Công thức đặt bếp dương cơ được lập nên bởi các nguyên tắc sau: dùng pháp song sơn để định sơn trạch:
tọa sơn nhà thuộc tứ mộ (thìn, tuất, sửu, mùi) thì lấy tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) làm sơn tọa bếp.
tọa sơn nhà thuộc tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) thì lấy tứ mộ làm sơn tọa bếp.
tọa sơn nhà thuộc tứ chính (tý, ngọ, mão, dậu) thì lấy ngay tứ chính làm tọa bếp.
Chúng ta có bảng lập sẵn như sau:

THÔI THIÊN QUAN HUYỆT PHÁP .
Đây là bảng thống kê các hướng cát nhất trong "Long nhập thủ" theo nguyên tắc: âm long âm hướng, dương long dương hướng, dùng để tùy nghi vận dụng: